Trong bài này, mình sẽ hướng dẫn cách dựng môi trường phát triển cho ứng dụng Wordpress một cách nhanh chóng bằng Docker thông qua một boilerplate có sẵn đó là sun-asterisk-research/docker-php-development.
Lần trước mình cũng đã làm một bài giới thiệu chung Dựng môi trường phát triển nhanh chóng với docker-php-development, hôm nay chúng ta sẽ focus vào việc dựng môi trường cho Wordpress nhé.
Bạn sẽ học được gì?
Qua bài viết này, bạn có thể nhanh chóng áp dựng boilerplate để dựng môi trường cho wordpress hay bất kỳ ứng dụng PHP nào. Bài này sẽ:
Cách cấu hình lại Nginx
Cách thay đổi config của PHP
Hiểu thêm các bước để config boilerplate cho dự án PHP/Wordpress của bạn
1. Tạo file services để chọn các file compose/*.yml nào được chạy, chạy lệnh
cpservices.exampleservices
Đối với wordpress, mình chỉ cần chạy 2 file docker-compose là compose/php.yml để chạy PHP, compose/mariadb.yml để chạy MariaDB là database. Khi đó mình điền tên 2 file này vào trong file services vừa tạo ra. (Nhớ để thừa một dòng trống ở cuối file services nhé).
phpmariadb
2. Tạo file .env
cp.env.example.env
#-------------------------------------------------------------------------------# Code paths#-------------------------------------------------------------------------------PATH_PHP=../phpPATH_WEB=../web#-------------------------------------------------------------------------------# Data paths#-------------------------------------------------------------------------------PATH_DATA=./dataPATH_LOGS=./logs#-------------------------------------------------------------------------------# Traefik domain and ports# DOMAIN, PORT defines public domain for your PHP application# DOMAIN_WEB defines public domain for your Node.js application# DOMAIN_SECONDARY is the domain used for other services e.g traefik, mailhog, phpmyadmin .etc#-------------------------------------------------------------------------------DOMAIN=example.localhostDOMAIN_WEB=web.example.localhostPORT=8000DOMAIN_SECONDARY=backend.localhost#-------------------------------------------------------------------------------# Databases# DB_DATABASE, DB_USERNAME and DB_PASSWORD are mandatory# You can leave the others empty for default values#-------------------------------------------------------------------------------DB_DATABASE=my_databaseDB_USERNAME=my_userDB_PASSWORD=secret#-------------------------------------------------------------------------------# Other things#-------------------------------------------------------------------------------ELASTICSEARCH_VERSION=7.3.2PGADMIN_DEFAULT_EMAIL=admin@domain.comPGADMIN_DEFAULT_PASSWORD=secretMEMORY_LIMIT_PHP_FPM=1GMEMORY_LIMIT_BEANSTALKD=200mMEMORY_LIMIT_ELASTICSEARCH=512mMEMORY_LIMIT_MAILHOG=200mMEMORY_LIMIT_MYSQL=1GMEMORY_LIMIT_POSTGRES=1GMEMORY_LIMIT_REDIS=200mNGINX_DOCUMENT_ROOT=/php/publicNGINX_CONFIG_TEMPLATE=./config/nginx/default.conf# LARAVEL_ECHO_SERVER_REDIS_KEY_PREFIX=COMPOSE_PROJECT_NAME=php-devHOSTS_FILE=/etc/hosts
3. Thay đổi các biến cho phù hợp
Các biến chính cần sửa lại đó là:
# Đường dẫn tới thư mục code PHPPATH_PHP=../wordpress# Đổi domain của ứng dụng PHP khi chạy dưới localDOMAIN=my-app.lc# Mình muốn sau khi chạy, web sẽ chạy ở cổng 80 luônPORT=80# Đổi domain của các backend dashboard, dùng cho: traefik, mailhog, phpmyadmin...# Tương ứng, khi truy cập sẽ là: traefik.backend.lc, mailhog.backend.lc, phpmyadmin.backend.lc...DOMAIN_SECONDARY=backend.lc# Đổi lại tên database trước khi chạy lệnh, nếu service db đã được chạy trước đó mà bạn mới đổi thì sẽ cần xóa bỏ data của service db cũ rồi mới chạy lại để nó nhận thông tin account mới.# EX: rm -rf ./data/mariadbDB_DATABASE=vibloDB_USERNAME=vibloDB_PASSWORD=secret# Đổi Prefix cho tên các container được chạy.# VD: viblo_php_1, viblo_mariadb_1....COMPOSE_PROJECT_NAME=viblo# Các biến MEMORY_LIMIT_*, nếu máy bạn ít RAM thì có thể giới hạn memory được phép sử dụng thấp xuống, VD:# MYSQL được cấp tối đa là 512 MB memory.MEMORY_LIMIT_MYSQL=512m# Vì trong container chạy php, source code được mount vào thưc mục /php# Trỏ nginx về đúng thư mục PHP, mặc định nó được cấu hình sẵn với Laravel nên có /public, với wordpress thì không có thư mục public nữa:# NGINX_DOCUMENT_ROOT=/php/publicNGINX_DOCUMENT_ROOT=/php# Đây là file cấu hình mặc định của nginx, mình thấy nó không phù hợp với Wordpress nên sẽ cần edit lại, mình sẽ tạo file cấu hình mới tại:NGINX_CONFIG_TEMPLATE=./config/nginx/wordpress.conf
4. Customize Nginx + PHP cho wordpress
Sửa lại config Nginx một xíu, do mình khai báo biến NGINX_CONFIG_TEMPLATE=./config/nginx/wordpress.conf rồi nên không phải sửa thêm gì nữa:
Do wordpress thường có thể bạn sẽ cần import các file backup với dung lượng cao, mặc định thì là 2MB uploads nên mình sẽ sửa thêm file config PHP.ini. Có một file mẫu ở ./config/php/zzz-docker-php.ini, mình sẽ làm theo hướng dẫn ở bên trong file để cho phép upload được file dung lượng lớn hơn.
; Howtousethisfile?; Youjustmountthisfileonto"/usr/local/etc/php/conf.d/zzz-docker-php.ini"; in "php" service via "docker-compose.override.yml" file.; Example:docker-compose.override.yml; version:"2.2"; services:; php:; volumes:; -./config/php/zzz-docker-php.ini:/usr/local/etc/php/conf.d/zzz-docker-php.ini:ropost_max_size=300Mupload_max_filesize=300Mmax_execution_time=300max_input_time=300
Trong đó, mình tăng kích thước tối đã là 300MB, tăng thời gian xử lý lên 300 giây.
Tạo file docker-compose.override.yml để override lại cấu hình có sẵn trong các file compose/*.yml. File này vẫn là file docker-compose như bình thường, chỉ có điều là bạn cần ghi đề config nào thì khai báo mục đó chứ không cần khai báo lại đủ. Nếu bạn muốn chạy thêm service mới thì cũng có thể ghi vào đây, file này nó được ignore bởi Git.
version:'2.2'services:mariadb:image:mariadb:10# Mình đổi lại image của service mariadb tại đây, chứ ko sửa trực tiếp file compose/mariadb.yml, chạy git status nó không báo mình sửa đổi file :Dphp:user:1000:1000# đổi lại user chạy php-fpm là 1000:1000 -> đây là uid/gid của user mình đang đăng nhập.volumes: - ./config/php/zzz-php-uploads.ini:/usr/local/etc/php/conf.d/zzz-docker-php.ini:ro
Chú ý, mình cần đổi user chạy php-fpm là 1000:1000, chính là uid/gid của user mình đang đăng nhập. Vì như bạn biết trong wordpress sẽ cần cài thêm plugin, mình để uid giống với tài khoản thực ngoài máy thật để không dính các vấn đề về permission khi đọc ghi file, xóa file. Các bạn dùng windows chắc là sẽ không lo, nhưng với linux thì các bạn biết, nó sẽ có phân quyền đọc/ghi/thực thi theo user và group.
Tới đây, chúng ta chỉ cần chạy lệnh sau để run các container lên:
./projectup
Nhớ thêm các domain ảo của bạn vào trong file /etc/hosts nhé!